Chỉ số P/E là gì? Cách tính và sử dụng P/E hiệu quả

Nội dung bài viết
Chỉ số P/E là một trong số các phương pháp phổ biến thường được nhà đầu tư lựa chọn khi cần xác định giá trị cổ phiếu. Đặc biệt phục vụ tốt cho nhu cầu đầu tư chứng khoán. Vậy chỉ số P/E là gì, cách tính và các yếu tố nào tác động đến P/E? Cùng chúng tôi khám phá tất tật trong bài viết sau nhé.
Tổng quan về chỉ số P/E
Chỉ số P/E là gì?
Chỉ số P/E (Price to Earning ratio) là một loại chỉ số tài chính thường dùng trong việc định giá và đánh giá cổ phiếu mang tính chất tương đối. Chỉ số P/E còn có tên gọi khác là chỉ số giá trên thu nhập.

Ý nghĩa của chỉ số P/E
Chỉ số P/E thể hiện mối quan hệ giữa giá thị trường và thu nhập của một loại cổ phiếu. Thông qua chỉ số P/E, các nhà đầu tư có thể dự đoán khả năng sẵn sàng trả giá bao nhiêu cho 1 cổ phiếu dựa trên thu nhập của doanh nghiệp đó.
Chỉ số P/E thấp cho thấy:
- Cổ phiếu của doanh nghiệp đang bị định giá thấp
- Doanh nghiệp đang gặp vấn đề về tài chính, kinh doanh…
- Doanh nghiệp bỗng nhiên xuất hiện lợi nhuận bất thường. Có thể lợi nhuận phát sinh từ hoạt động bán tài sản.
- Doanh nghiệp đang ở vùng đỉnh chu kỳ kinh doanh.
Chỉ số P/E cao cho thấy:
- Cổ phiếu của doanh nghiệp đang có giá trị cao.
- Doanh nghiệp có tiềm năng phát triển tốt
- Mặc dù lợi nhuận thấp nhưng ổn định hoặc mang tính tạm thời
- Doanh nghiệp đang ở vùng đáy chu kỳ kinh doanh.
Cách tính chỉ số P/E là gì?
P/E = Giá thị trường của cổ phiếu (Price)/Thu nhập trên một cổ phiếu (EPS)
EPS = (Lợi nhuận sau thuế – Cổ tức, cổ phiếu ưu đãi) / Tổng số cổ phiếu thường đang lưu hành)
Ví dụ:
Giá cổ phiếu của công ty A đang bán trên thị trường chứng khoán là 160.000 đồng, thu nhập của mỗi cổ phiếu là 8.500 đồng. Ta có chỉ số P/E là 18.8. Con số này có ý nghĩa là nhà đầu tư sẵn sàng trả 18.8 đồng cho 1 đồng lợi nhuận mà doanh nghiệp A thu được trong một năm.

Các ví dụ minh họa về chỉ số P/E
Sau đây chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm một vài ví dụ tính P/E để hiểu rõ hơn về chỉ số tài chính này nhé:
Chỉ số P/E của cổ phiếu Vinamilk
Công ty Vinamilk có xu hướng duy trì chỉ số P/E ở mức cao. Theo đó, năm 2019, chỉ số P/E nằm ở 22,12. Đến năm 2020 là 21,93. Và năm 2021 tăng cao với P/E là 33,45.Từ các con số trên bạn có thể nhận ra rằng bội số giá của Công ty Vinamilk đạt mức khá cao so với những doanh nghiệp khác trên thị trường chứng khoán.
Do vậy mà hầu hết các nhà đầu tư đều đánh giá cao cổ phiếu Vinamilk và luôn có ý định chọn mua để kiếm lời.
Chỉ số P/E của Công ty Cổ phần Xây dựng FLC
Công ty Cổ phần Xây dựng FLC có mã niêm yết cổ phần là ROS. Trong những năm qua, chỉ số P/E của doanh nghiệp luôn ở mức cao gấp 3 4 lần các cổ phiếu khác. Trong khi chỉ số EPS của công ty nằm ở mức rất thấp.
Sự chênh lệch này đồng nghĩa với việc nếu đầu tư vào cổ phiếu ROS có thể làm tăng xác suất thua lỗ hoặc phải đợi trong thời gian rất lâu mới biết kết quả.
Xem thêm>>ROE là gì? Chỉ số ROE bao nhiêu là tốt?
Chỉ số P/E như thế nào là tốt?
Chỉ số P/E thường được sử dụng để đánh giá giá trị của một cổ phiếu. Có không ít các nhà đầu tư nghĩ rằng chỉ số P/E thấp tức là bạn chỉ cần trả một khoản tiền nhỏ cho mỗi đồng thu nhập. Điều này nghe có vẻ hấp dẫn, tuy nhiên nó thiếu cơ sở để tin cậy và mang tính phiến diện.
Theo chúng tôi, để nhận biết chỉ số P/E tốt hay không, bạn nên cân nhắc cả ba tiêu chí sau:
- Tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp:
Tốc độ tăng trưởng trong quá khứ và tương lai của doanh nghiệp có liên quan mật thiết đến chỉ số P/E. Một doanh nghiệp có tình hình kinh doanh tăng trưởng liên tục và ổn định, cùng chỉ số P/E cao ngất ngưỡng, các nhà đầu tư vẫn sẵn sàng trả giá cao để tìm kiếm lợi nhuận kỳ vọng trong tương lai.
- Yếu tố ngành:
Thông thường chỉ số P/E của từng lĩnh vực/ngành nghề sẽ khác nhau hoàn toàn. Do đó khi xem xét P/E bạn nên so sánh các công ty cùng ngành với nhau. Chẳng hạn, chỉ số P/E của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thường rất cao vì tốc độ tăng trưởng trong ngành này có nhiều đột phá.
Trong khi đó, với ngành thủy hải sản, chỉ số P/E thường ở mức thấp, do tốc độ tăng trưởng không ổn định, còn phụ thuộc nhiều vào chi phí, nguyên vật liệu đầu vào. Tóm lại, để đánh giá P/E là tốt hay xấu, hãy so sánh nó trong cùng lĩnh vực.
- Chu kỳ kinh doanh:
Chu kỳ kinh doanh của cổ phiếu cũng đóng vai trò quan trọng khi cân nhắc tính tốt/ xấu của chỉ số P/E. Nếu công ty đang trong giai đoạn đỉnh của chu kỳ kinh doanh, đồng nghĩa với biên lợi nhuận cao và chỉ số P/E thấp. Ngược lại, công ty ở giai đoạn đáy của chu kỳ kinh doanh, chỉ số P/E có xu hướng tăng cao.

Các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số P/E
Chỉ số P/E có thể bị thay đổi bởi các yếu tố tác động dưới đây:
Thu nhập và giá
Thu nhập và giá ở đây tức là thu nhập mỗi cổ phiếu và giá chứng khoán. Hai yếu tố này có thể ảnh hưởng đến chỉ số P/E cùng lúc như sau, nếu thu nhập mỗi cổ phiếu nằm ở mức thấp và giá chứng khoán cao, P/E sẽ tăng mạnh. Ngược lại, thu nhập mỗi cổ phiếu cao nhưng giá lại thấp, sẽ khiến P/E giảm hẳn.
Tình hình kinh tế
Tình hình kinh tế nói chung có thể ảnh hưởng đáng kể tới chỉ số P/E bởi lẽ các điều kiện kinh tế có vai trò sâu sắc đối với thu nhập và thị trường tài chính của doanh nghiệp. Cụ thể, khi kinh tế tăng trưởng ổn định và lạm phát thấp, chỉ số P/E có thể tăng cao do dòng tiền chảy vào chứng khoán nhiều hơn.
Còn nếu tỷ lệ thất nghiệp cao sẽ kéo theo khả năng chi tiêu thấp, khiến giảm nhu cầu đầu tư đối với cổ phiếu, dĩ nhiên trong trường hợp này chỉ số P/E sẽ giảm rõ rệt.
Chính sách cổ tức
Đa phần các nhà đầu tư có khuynh hướng trả giá cao hơn cho cổ phiếu với mục đích nhận cổ tức hằng năm nhằm tăng thu nhập. Việc này có tác động tích cực lên chỉ số P/E của những doanh nghiệp có chính sách cổ tức tốt.
Tiềm năng phát triển của doanh nghiệp
Các doanh nghiệp có kế hoạch phát triển tốt trong tương lai có thể thúc đẩy chỉ số P/E tăng cao. Một số yếu tố kích thích các nhà đầu tư sẵn sàng trả giá cao cho cổ phiếu của doanh nghiệp là mở rộng phát triển sản phẩm mới, mở rộng thị trường kinh doanh, có kế hoạch kiểm soát chi phí…

Các khoản nợ của doanh nghiệp
Doanh nghiệp càng có nhiều khoản nợ, càng khiến chỉ số P/E của cổ phiếu giảm mạnh. Đơn giản là vì tâm lý của đa số các nhà đầu tư sẽ e ngại việc chi phí nợ cao, khiến thu nhập và giá cổ phiếu trong tương lai giảm nhiều.
Đánh giá ưu nhược điểm của chỉ số P/E
Mặc dù là một chỉ số tài chính được ứng dụng phổ biến, song P/E cũng tồn tại các ưu nhược điểm sau:
Ưu điểm
- Công thức tính toán đơn giản, mang lại hiệu quả tương đối cao.
- Chỉ số P/E không chỉ phản ánh kết quả hoạt động của doanh nghiệp mà còn giúp bạn hiểu rõ tâm lý thị trường.

Nhược điểm
- Khi sử dụng chỉ số P/E, bạn nên xem xét P/E cùng ngành hoặc cùng danh mục có mức độ tương đồng nhất định.
- Chỉ số P/E phụ thuộc vào P (Giá thị trường), do đó nếu cổ phiếu của doanh nghiệp rơi vào khủng hoảng, chỉ số P/E sẽ bị sai lệch nghiêm trọng, ảnh hưởng đáng kể tới việc định giá.
Bài viết trên đây là tất tật các thông tin quan trọng về chỉ số P/E. Mong rằng sau khi tham khảo các nội dung bạn sẽ hiểu rõ khái niệm chỉ số P/E là gì, cách tính cũng như cách đánh giá P/E tốt hay xấu nhé.
Xem thêm>>Ebitda là gì? Ý nghĩa và công thức tính Ebitda