E-commerce là gì ? Các mô hình E-Commerce trên thị trường

Nội dung bài viết

Thương mại điện tử là một trong những vấn đề rất được các doanh nghiệp quan tâm. Đặc biệt trong thời đại công nghệ phát triển như hiện nay, cụm từ E-commerce lại càng trở nên phổ biến hơn. Chúng đóng góp phần lớn vào việc thúc đẩy mua bán, giao thương trên thị trường trong nước và quốc tế. Vậy E-commerce là gì? Các mô hình E-commerce phổ biến gồm những loại nào? Tất cả những vấn đề bạn đang quan tâm sẽ được giải đáp trong bài viết này.

E-commerce là gì?

E-commerce là gì
Nền tảng E-commerce đang ngày càng phát triển trong thời buổi công nghệ hiện đại

E-commerce được viết tắt từ cụm từ “Electronic Commerce”. Nó được hiểu theo nghĩa thông thường là thương mại điện tử. Hay cụ thể hơn là toàn bộ những hoạt động thương mại trên hệ thống điện tử có kết nối mạng như internet.

E-commerce là nền tảng cho phép người mua có thể mua bán, dịch vụ trên phạm vi toàn cầu, 24/7 trong ngày. Đây cũng là một trong những ưu điểm tuyệt vời của hình thức này so với các cửa truyền thống thông thường khác.

Thương mại điện tử được biết đến đầu tiên vào những năm 1960 của thế kỷ 20 qua hình thức trao đổi các dữ liệu điện tử trên các nền tảng mạng giá trị gia tăng. Với sự phát triển bùng nổ của mạng internet kết hợp sự phổ biến của các mạng xã hội như Facebook, Instagram,… nền tảng E-commerce ngày càng trở nên quan trọng.

Chúng không chỉ chiếm tỉ trọng cao mà còn đi sâu vào đời sống con người. Đấy chính là lý do mà E-commerce ngày nay càng được các doanh nghiệp tập trung, đầu tư và phát triển kinh doanh, thúc đẩy thị trường mua bán sôi động và nhiều tiềm năng.

Có thể bạn cần>>Doanh thu thuần là gì? Phân biệt doanh thu & doanh thu thuần

Phân biệt E-commerce và E-business

Nhiều người thường nhầm lẫn E-commerce và E-business
Nhiều người thường nhầm lẫn E-commerce và E-business

E-commerce là gì? E-commerce và E-business có gì khác nhau? Hai khái niệm đều phổ biến trong thị trường mua bán, trao đổi hàng hóa và dịch vụ. Tuy vậy  những người mới đầu tiếp cận có thể rất hay nhầm giữa hai phạm trù khác nhau này.

Về cơ bản, E-commerce được hiểu là hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ qua hệ thống thương mại điện tử trên nền tảng mạng internet. Còn đối với E-business là ứng dụng công nghệ trong hoạt động thương mại đối với các mục đích sau:

  • Thành lập và xây dựng các cửa hàng online
  • Tư vấn, hỗ trợ khách hàng
  • Lên kế hoạch, thực hiện các chiến dịch quảng cáo
  • Phát triển và sáng tạo ra nhiều các hình thức thanh toán, giao hàng.
  • Kết nối và hợp tác với các đối tượng thông qua mạng Internet,…

Các mô hình của E-commerce trên thị trường

Để hiểu rõ về E-commerce và nắm được chìa khóa thành công bạn cần hiểu rõ các hình thức đặc điểm của các mô hình. Chúng được hình thành trên mối liên hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng. Qua đó có thể chia E-commerce thành 4 hình thức phổ biến sau:

B2B (Business to Business)

B2B có thể hiểu đơn giản là sự hợp tác giữa hai doanh nghiệp
B2B có thể hiểu đơn giản là sự hợp tác giữa hai doanh nghiệp

Đây là hình thức hợp tác giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp. Chẳng hạn, đơn vị công ty của bạn sáng tạo được phần mềm nhằm hỗ trợ quản lý thống kê các mặt sản phẩm, đơn hàng, lợi nhuận và doanh thu dành cho các shop, hãng thời trang.

Chính vì thế, đối tượng chủ yếu là các cửa hàng, nhãn hiệu trong thị trường thời trang. Đây thường là mối quan hệ hợp tác mang tính chiến lược đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, các đơn vị, các công ty. Do đó chúng tập trung vào các giao dịch với quy mô lớn, tính bảo mật tương đối cao và mang lại nhiều giá trị lợi ích cho các bên tham gia quan hệ.

Xem thêm>> Giá trị cốt lõi là gì? Một số thông tin cần thiết về giá trị cốt lõi

B2C (Business to Customer) – E-commerce là gì?

Hình thức B2C là mô hình phổ biến nhất của E-commerce. Nó thể hiện mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng (người tiêu dùng). Hiểu đơn giản như chỉ cần đặt mua một chiếc áo, một món ăn hay thậm chí một dịch vụ quét dọn nhà thì bạn đã là tham gia vào mô hình B2C của E-commerce. Với phạm vi tác động lớn, tính phổ cập cao, B2C chiếm thị phần chủ yếu trong E-commerce.

C2C (Customer to Customer)

Mô hình C2C là sự trao đổi và tham gia của người tiêu dùng chứ không phải website
Mô hình C2C là sự trao đổi và tham gia của người tiêu dùng chứ không phải website

Khác với hai mô hình trên, đây là hình thức có sự tham gia của người tiêu dùng mà không phải là các website trực tuyến hoặc các doanh nghiệp. Ví dụ thường gặp nhất trong mô hình này là bạn muốn bán lại các sản phẩm cũ. Bạn có thể lên các trang mạng xã hội lớn như facebook, instagram, Shopee… để đăng tải thông tin về sản phẩm bạn cần bán.

Những người tiêu dùng khác có nhu cầu và cảm thấy phù hợp sẽ tương tác và mua hàng của bạn. Đây chính là công cụ kết nối giữa những người có nhu cầu với nhau mang lại sự thuận tiện và tiết kiệm thời gian tiền bạc cho cả 2 bên.

C2B (Customer to Business)

Hình thức này là sự hợp tác trao đổi giữa người tiêu dùng và các doanh nghiệp, tổ chức, đơn vị nào đó. Chẳng hạn, khi bạn có kế hoạch lắp đặt hệ thống điều hòa trên 90000BTU tại gia đình nhưng công suất, hệ thống điện năng không đáp ứng được. Nếu muốn bán lại sản phẩm, bạn có thể liên hệ đăng tải trên các trang mạng điện tử, các mạng xã hội, các công ty, đơn vị, doanh nghiệp sẽ tiếp cận và hợp tác.

Đối với từng loại mô hình E-commerce sẽ có đối tượng tham gia khác nhau trong quan hệ mua bán,trao đổi, dịch vụ trong lĩnh vực thương mại điện tử.. Với những thông tin trên, mong rằng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về E-commerce là gì để phục vụ cho các kế hoạch, đầu tư, phát triển hay đơn giản chỉ là hoạt động  mua bán thường ngày của bạn cũng được cải thiện đáng kể.

Thông tin liên hệ

  • Website: https://tindung.online/
  • Email: Edwardtashihira@gmail.com
  • Twitter: https://twitter.com/EdwardTashihira
  • Facebook: https://www.facebook.com/whilsherepham

Author: Edward TashihiraChào bạn, là một nhân viên nhiều năm làm việc trong ngành tài chính - ngân hàng, mình có thể tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc từ bạn. Lắng nghe không những là thế mạnh, đưa ra giải pháp tối ưu khoản vay: lãi suất tốt, thủ tục đơn giản, quy trình nhanh gọn chính là ưu điểm của mình.

Bình luận