Ebitda là gì? Ý nghĩa và công thức tính Ebitda

ebita là gì

Nội dung bài viết

Ebitda là một trong những chỉ số tài chính quan trọng có thể phản ánh lợi nhuận doanh nghiệp một cách khách quan. Chỉ số này thường được nhiều nhà đầu tư yêu thích vì nó thể hiện rõ tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Vậy Ebitda là gì, công thức tính và khi nào nên sử dụng chỉ số Ebitda? Hãy cùng khám phá các phân tích đầy đủ sau đây bạn nhé.

Tổng quan về Ebitda

Ebitda là gì?

Ebitda là chỉ số mang ý nghĩa lợi nhuận của doanh nghiệp sau khi trừ đi các khoản lãi vay, thuế và chi phí khấu hao. Ebitda là viết tắt của “Earning before interest, taxes, depreciation and amortization”.

Ý nghĩa của Ebitda là gì?

  • Thông qua chỉ số Ebitda, nhà đầu tư và các cấp quản lý có thể nắm rõ thực trạng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó đưa ra nhận định đúng đắn hơn về khả năng phát triển trong tương lai.
  • Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong ngành nghề có chi phí khấu hao lớn như sản xuất, công nghệ thông tin… thường lợi nhuận ròng sẽ có giá trị rất thấp. Lúc này sử dụng chỉ số Ebitda có thể tạo nên bức tranh tài chính đẹp hơn cho báo cáo tài chính. Kết quả là xây dựng được lòng tin cho các nhà đầu tư.
  • Đối với trường hợp bạn cần so sánh sự chênh lệch về thuế của nhiều doanh nghiệp, việc sử dụng chỉ số Ebitda có thể giúp bạn đánh giá chính xác tiềm năng phát triển của mỗi công ty. Qua đó đưa ra kết luận đầu tư phù hợp nhất.
Ebitda giúp các nhà quản lý, nhà đầu tư hiểu rõ tình hình hoạt động của doanh nghiệp
Ebitda giúp các nhà quản lý, nhà đầu tư hiểu rõ tình hình hoạt động của doanh nghiệp

Công thức tính Ebitda là gì?

Công thức tính Ebitda có 3 dạng, bạn có thể áp dụng 1 trong 3 cách tính sau:

  • Ebitda = Tổng doanh thu sau thuế + chi phí thuế + chi phí lãi + chi phí khấu hao
  • Ebitda = Tổng doanh thu trước thuế + chi phí lãi vay + chi phí khấu hao
  • Ebitda = Ebit + chi phí khấu hao

Trong đó:

  • Ebit được tính bằng công thức: Ebit = Lợi nhuận sau thuế + Thuế TNDN + Chi phí lãi vay. Số liệu Ebit có thể lấy từ bảng hoạt động kinh doanh.
  • Các số liệu về Tổng doanh thu sau thuế, tổng doanh thu trước thuế, chi phí thuế, lãi vay, khấu hao bạn có thể theo dõi ở Báo cáo tài chính hoặc báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

Để bạn hiểu rõ hơn về chỉ số Ebitda, chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua ví dụ sau:

Một doanh nghiệp thu về doanh thu trong năm là 100 triệu USD, lợi nhuận hoạt động 30 triệu USD, với chi phí sản xuất khoảng 40 triệu USD, chi phí hoạt động là 20 triệu USD, chi phí khấu hao là 10 triệu USD. Được biết chi phí lãi vay là 5 triệu USD, thu nhập ròng là 20 triệu USD.

Tóm lại ta có:

  • Thu nhập ròng: 20.000.000
  • Khấu hao: 10.000.000
  • Lãi vay: 5.000.000
  • Thuế: 5.000.000

Vậy, Ebitda của doanh nghiệp là:

EBITDA = 20.000.000 + 10.000.00 + 5.000.000 + 5.000.000 = 40.000.000 USD.

Chỉ số Ebitda
Chỉ số Ebitda thường được sử dụng để so sánh tiềm năng kinh doanh của các doanh nghiệp trong cùng lĩnh vực có cấu trúc vốn khác nhau.

Khi nào nên sử dụng Ebitda?

Mặc dù chỉ số tài chính Ebitda rất được các nhà quản lý, nhà đầu tư ứng dụng khá nhiều trong trường hợp cần đánh giá tình hình kinh doanh. Song, không phải lúc nào cũng nên sử dụng Ebitda, mà nó chỉ cho kết quả tốt nhất trong các trường hợp cụ thể sau:

  • Nên dùng chỉ số Ebitda trong lĩnh vực sản xuất yêu cầu giá trị tài sản, tỷ trọng và quy mô lớn. Mục đích của Ebitda trong trường hợp này là làm “sáng” báo cáo tài chính của doanh nghiệp, gây ấn tượng cho các nhà đầu tư.
  • Bạn cần so sánh Ebitda của nhiều công ty cùng nhóm ngành với nhau trong một khoảng thời gian dài. Thông qua quá trình so sánh, các nhà đầu tư sẽ có cái nhìn toàn diện hơn về những doanh nghiệp đang cân nhắc.
  • Khi bạn cần sử dụng chỉ số Ebitda để áp dụng vào các mô hình định giá dòng tiền hoặc mô hình EV/Ebitda.
  • Ebitda được ứng nhiều khi cần thực hiện các phép so sánh trong một số mô hình định giá. Chẳng hạn như: Ebitda Margin, Ebitda/Chi phí lãi vay, Ebitda/Chi phí khấu hao, Nợ/Ebitda…
Chỉ số Ebitda nên được ứng dụng đúng lúc, đúng mục đích để mang lại kết quả chính xác và đáng tin cậy
Chỉ số Ebitda nên được ứng dụng đúng lúc, đúng mục đích để mang lại kết quả chính xác và đáng tin cậy

Mặt hạn chế của chỉ số Ebitda

Các chỉ số tài chính nào cũng đều có hai mặt lợi và hại. Tất nhiên Ebitda cũng không nằm ngoài ngoại lệ. Khi sử dụng chỉ số Ebitda bạn nên thận trọng bởi nó có thể gây ra tình trạng phóng đại hơn so với số liệu kinh doanh thực tế.

Sau đây là các mặt hạn chế của Ebitda bạn nên cân nhắc để tránh đưa ra quyết định sai lầm:

Không thay thế cho dòng tiền

Chỉ số Ebitda vốn là chỉ số đã loại bỏ chi phí lãi vay và thuế thu nhập. Thế nhưng thực tế thì hầu hết các doanh nghiệp đều phải chi trả lãi vay và nộp thuế cho nhà nước. Do đó việc sử dụng Ebitda mà không quan tâm đến dòng tiền của doanh nghiệp thực sự là rào cản lớn có thể ảnh hưởng tới các quyết định đầu tư quan trọng.

Làm sai lệch chi phí lãi vay

Giả sử doanh nghiệp bạn đang thu về mức lợi nhuận sau thuế là 160 triệu đồng, với chi phí lãi vay phải trả là 120 triệu đồng và chi phí khấu hao là 70 triệu đồng. Suy ra chỉ số Ebitda của doanh nghiệp là 350 triệu đồng. Như vậy doanh nghiệp bạn có đủ khả năng thanh toán tiền lãi vay.

Tuy nhiên, trên thực tế, thiết bị máy móc sử dụng trong quá trình sản xuất sẽ bị hao mòn theo thời gian, đòi hỏi doanh nghiệp phải sửa chữa và nâng cấp định kỳ. Vì thế, doanh nghiệp có thể rơi vào tình trạng khó thanh toán chi phí lãi vay, đồng nghĩa với công việc kinh doanh đang không ổn.

ebita là gì
Ebitda không phải là chỉ số tài chính hoàn hảo do đó bạn nên cân nhắc nhiều chỉ số khác song song

Không có tính tin cậy cao

Kế toán trong doanh nghiệp có thể cố tình tạo ra số liệu Ebitda cao, nhằm xây dựng lòng tin của các nhà đầu tư. Do đó trước khi đưa ra quyết định cuối cùng, bạn không nên chỉ dựa vào chỉ số Ebitda, mà bỏ qua lợi nhuận ròng của doanh nghiệp nhé.

Làm cho giá trị doanh nghiệp trở nên rẻ hơn

Một nhược điểm của chỉ số tài chính Ebitda nữa đó là tác động đến giá trị thực tế của doanh nghiệp. Liên đới với trường hợp nhà đầu tư bỏ qua số liệu về thu nhập thuần ở trên.

Phân biệt Ebitda và Ebit

Ebit Ebitda
Ebit là chỉ số lợi nhuận trước chi phí lãi vay và thuế Ebitda là chỉ số lợi nhuận trước chi phí lãi vay, thuế và chi phí khấu hao
Chỉ số Ebit bao gồm doanh thu trừ đi chi phí. Không tính đến các khoản chi phí lãi vay và thuế thu nhập doanh nghiệp. Do đó, Ebit chính là thước đo  lợi nhuận doanh nghiệp. Chỉ số Ebitda bao gồm doanh thu trừ đi chi phí. Không tính đến các khoản chi phí khấu hao, lãi vay và thuế thu nhập cá nhân. Do đó, Ebitda chính là thước đo hiệu suất doanh nghiệp.
Công thức tính Ebit:

Ebit = Lợi nhuận trước thuế + chi phí lãi vay

Công thức tính Ebitda:

Ebitda = Lợi nhuận sau thuế + Thuế  + Lãi vay + Khấu hao

Hoặc = Lợi nhuận trước thuế + Lãi Vay + Khấu hao

Hoặc = Ebit + Khấu hao

 

chỉ số Ebitda và Ebit
Các chỉ số Ebitda và Ebit có sự khác nhau về mục đích đo lường doanh nghiệp

Với tất tật các kiến thức liên quan đến khái niệm, ý nghĩa, công thức tính Ebitda là gì ở bài viết trên, hy vọng rằng bạn sẽ có thêm thông tin hữu ích giúp đánh giá tốt hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhé.

Một lưu ý nhỏ là Ebitda vẫn còn nhiều hạn chế, vì thế bạn nên kết hợp cùng lúc với các chỉ số tài chính khác để đảm bảo cho kết quả chính xác và khách quan nhất nhé.

Xem thêm>>Chỉ số P/E là gì? Cách tính và sử dụng P/E hiệu quả

Author: Edward TashihiraChào bạn, là một nhân viên nhiều năm làm việc trong ngành tài chính - ngân hàng, mình có thể tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc từ bạn. Lắng nghe không những là thế mạnh, đưa ra giải pháp tối ưu khoản vay: lãi suất tốt, thủ tục đơn giản, quy trình nhanh gọn chính là ưu điểm của mình.

Bình luận