FeCredit đòi nợ như thế nào- Phong cách đòi nợ bạn chưa từng biết đến

Nội dung bài viết
Nhắc đến vay tín chấp tiêu dùng không ai là không biết đến Fe Credit, một thương hiệu cho vay tiêu dùng đình đám tại Việt Nam.
Hiện nay hình thức cho vay tín chấp không đảm bảo tài sản trở nên rất phổ biến, và đi kèm với sự phát triển của nó là không ít tình trạng nợ lâu không trả. Trong khuôn khổ của bài viết này, mình sẽ phân tích về phương thức đòi nợ của công ty tài chính Fe Credit khi ông lớn này liên tục bị vướng vào những vụ lùm xùm xung quanh việc quấy rối khách hàng và đòi nợ nhầm người trong thời gian gần đây.
Sơ lược về Công ty Tài chính Fe Credit
FeCredit là một công ty tài chính cho vay tiêu dùng nổi tiếng tại Việt Nam với tiền thân là Khối tín dụng tiêu dùng thuộc Ngân hàng TMCP VPBank (Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng), FeCredit chủ yếu cung cấp các sản phẩm cho vay tiêu dùng tín chấp với sứ mệnh giúp cho người tiêu dùng có thể tiếp cận được nguồn vốn vay một cách đơn giản và hiệu quả bằng việc xây dựng nền tảng công nghệ vượt trội, sự thân thiện và thời gian xử lý nhanh chóng.
Tính đến thời điểm hiện nay, Công ty Tài chính FeCredit đã phục vụ hơn 5 triệu lượt khách hàng trong các dịch vụ tiêu dùng tín chấp, hỗ trợ khách hàng mua hàng trả góp và gần như có mặt toàn bộ hầu hết các tỉnh thành trong cả nước.
Tình trạng nợ quá hạn không trả của người vay
Vay tín chấp là một hình thức tín dụng có tỷ suất rủi ro khá cao. Đặc biệt đối với các công ty tài chính thì việc thẩm định, xét duyệt hồ sơ lại quá dễ dàng, thậm chí có khi chỉ cần Chứng minh nhân dân và đăng ký online là bạn đã có thể đứng tên hồ sơ vay vốn được. Do đó, ở Việt Nam tình trạng bùng nợ vay tín chấp hoặc kéo dài thời gian trả nợ đang xảy ra rất phổ biến khiến nhiều tổ chức tín dụng không thể kiểm soát được và cũng là vấn đề nan giải hiện nay.
Quy trình đòi nợ của các công ty tài chính
FeCredit nói riêng và các công ty tài chính nói chung hiện nay đang áp dụng quy trình thu hồi nợ khá giống nhau:
- Đầu tiên, nếu đến hạn thanh toán khoản vay mà các bạn không trả thì các nhân viên thu hồi nợ sẽ gọi điện thoại cho bạn để nhắc về khoản nợ nhiều lần. Số điện thoại gọi cho bạn thường sẽ không phải là số điện thoại bàn của ngân hàng mà là số di động. Các số điện thoại này có thể là sim rác và thay đổi liên tục. Vì sao lại như thế? Khi bạn không trả nợ thì bộ phận xử lý nợ của ngân hàng sẽ chuyển thông tin của bạn cho nhiều nhân viên thu hồi nợ, các bạn nhân viên này không biết nhau, làm việc độc lập, liên tục sử dụng sim rác để gọi điện làm phiền bạn.Đa số nhân viên thu hồi nợ nói chuyện rất khó nghe và bất lịch sự.
- Tiếp theo, nếu khách hàng không chịu thanh toán hoặc không nghe máy nhiều lần thì nhân viên thu hồi nợ sẽ gọi điện cho người thân hoặc người tham chiếu mà ban đầu bạn đã cung cấp số điện thoại khi làm hồ sơ vay vốn. Vì khi các bạn làm thủ tục đăng ký gói vay bắt buộc phải có 2 số điện thoại tham chiếu (trong đó có một người thân và một người quen ví dụ bạn bè, đồng nghiệp…). Họ sẽ gọi điện cho người thân của bạn để thúc bạn trả nợ.
- Bước kế tiếp ngân hàng sẽ gửi thư nhắc nợ về địa chỉ nhà trên hộ khẩu, rồi bản hợp đồng kèm đơn tố cáo, đơn yêu cầu các bạn tất toán khoản vay.
- Sau đó có thể họ sẽ đến nhà làm phiền các bạn vài lần. Đó là trường hợp địa chỉ trên hộ khẩu với nhà hiện tại của khách hàng trùng nhau.
- Cuối cùng, tùy theo hạn mức mà bạn đã vay mà phía ngân hàng có thể kiện bạn ra tòa án để buộc phải thi hành việc trả nợ theo quy định pháp luật.
- Trong trường hợp FeCredit không đòi nợ của bạn thành công thì họ sẽ bán nợ của bạn cho bên thứ 3, bên thứ 3 này là công ty chuyên thu hồi nợ. Công ty này phải là xã hội đen không. Thật ra thì các công ty tài chính sẽ có nhiều biện pháp buộc bạn phải trả nợ chứ không nhất thiết là phải thuê xã hội đen thanh toán bạn. Mình có thể nêu lên 1 ví dụ – Bạn đã gặp trường hợp đòi nợ như thế này bao giờ chưa: Công ty thu hồi nợ sẽ in CMND của người đi vay không trả nợ thành tấm ảnh A3, xong họ sẽ đứng trước cổng công ty nếu khách hàng đang đi làm, ngồi rêu rao rằng đây chính là con nợ tài chính dám vay mà không dám trả.

Hậu quả của việc vay tiền không trả tại FeCredit
- Nếu vay tiền không trẻ thì về mặt pháp luật thì bạn đã sai. Tuy nhiên bạn sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự mà chỉ bị truy cứu trách nhiệm dân sự mà thôi. Nếu bị khởi kiện, Tòa án sẽ tuyên bản án buộc bạn phải thanh toán khoản nợ đó. Nếu sau khi tòa án xét xử mà bạn vẫn không chấp hành bản án thì ngân hàng có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án cưỡng chế thi hành. Nếu bạn không có tài sản riêng để thi hành thì khi nào bạn có tài sản, thì cơ quan thi hành án sẽ tiến hành kê biên, phong tòa tài sản… để thu hồi số tiền còn nợ theo bản án cho ngân hàng.
- Ngoài ra, cuộc sống bạn của bạn và gia đình có thể bị đảo lộn. Bạn và gia đình, người tham chiếu (có thể là người thân, bạn bè, đồng nghiệp, người quen…) sẽ liên tục bị đòi nợ và làm phiền, điều này sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống và uy tín trong cơ quan, nơi ở của bạn.
- Ảnh hưởng đến lịch sử tín dụng CIC: Khi bạn bị nợ xấu, thông tin lịch sử tín dụng của bạn sẽ bị ghi lại trên hệ thống tín dụng quốc gia CIC của Ngân hàng Nhà nước. Bạn sẽ không thể vay tiền ở bất cứ tổ chức tín dụng hợp pháp nào về sau nữa (kể cả cho vay thế chấp). Đặc biệt là những người chung hộ khẩu với các bạn cũng bị dính thông tin xấu, khi đi vay vốn cũng rất khó và không vay được. Xem thêm bài viết CIC là gì và cách check CIC tại đây.
- Cuối cùng, nếu bạn hoặc người nhà của bạn muốn xin vào làm việc tại ngân hàng hay các tổ chức tín dụng cũng rất khó khăn.

Lời kết
Trên đây bạn đã biết được về hậu quả của việc vay tín chấp không trả và cách công ty tài chính đòi nợ như thế nào.
Vì vậy, trước khi vay vốn bạn nên xem xét và cân đối năng lực tài chính của bản thân, cân bằng giữa mức thu nhập hàng tháng và các khoản phải trả dự kiến trong đó có tính toán các khoản chi tiêu của gia đình, công việc, các chi phí phát sinh không mong muốn khác.
Đọc kỹ các hợp đồng tín dụng, nhất là các điều khoản về thời hạn thanh toán, về lãi phạt quá hạn, phân bổ lãi và gốc trước khi ký tên và chấp nhận vay vốn. Nếu không hiểu hết các điều khoản này hãy nhờ nhân viên tư vấn giúp bạn.
Khi đã chấp nhận vay tín chấp hay mua hàng trả góp, bạn cần phải trả tiền đầy đủ và đúng hạn theo như cam kết trong hợp đồng vay tiền.
Trường hợp lỡ bị nợ xấu hoặc thanh toán trễ hạn và muốn xóa nợ xấu, bài viết sau có thể giúp bạn. Dịch vụ xóa nợ xấu ngân hàng có thật không?
Cuối cùng, hãy là khách hàng thông minh khi tham gia vay vốn tại ngân hàng hay tổ chức tài chính bạn nhé.
Xem thêm>> Fecredit bị tố cáo lừa đảo khách hàng- Thực hư ra sao