ROE là gì? Chỉ số ROE bao nhiêu là tốt?

Nội dung bài viết

Ngoài nhiều chỉ số tài chính như ROA, EPS, P/E, P/B,…, thì ROE cũng là một yếu tố quan trọng đóng vai trò cần thiết giúp các nhà đầu tư theo dõi sức khỏe doanh nghiệp một cách chính xác. Vậy thực chất ROE là gì, ý nghĩa, công thức tính và ROE đạt bao nhiêu là tốt? Cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau nhé.

Tổng quan về chỉ số ROE

Trước tiên chúng ta hãy khám phá kỹ về khái niệm và ý nghĩa của chỉ số ROE:

ROE là gì?

ROE (Return On Equity) – một chỉ số đo lường tỷ suất lợi tức trên vốn chủ sở hữu. Có nghĩa là thông qua giá trị của ROE, bạn sẽ đánh giá được khả năng sinh lời của các khoản đầu tư. Từ đó đo lường chính xác quá trình sử dụng vốn của doanh nghiệp có hiệu quả hay không.

Đối với bất kỳ nhà đầu tư nào, ROE cũng là chỉ số được quan tâm hàng đầu. Bởi vì mọi người đều muốn xem cách doanh nghiệp sử dụng tiền của họ trong việc tạo ra lợi nhuận có đạt hiệu quả. Đồng thời dựa vào chỉ số ROE, có thể đánh giá tình hình kinh doanh của doanh nghiệp bạn với các đối thủ cạnh tranh cùng ngành.

ROE là gì
Chỉ số ROE thường được ứng dụng phổ biến trong nhiều trường hợp

Ý nghĩa của chỉ số ROE

Chỉ số ROE có ý nghĩa là Với một đồng vốn chủ sở hữu, doanh nghiệp có thể thu lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Vậy nên, doanh nghiệp nào sở hữu chỉ số ROE ổn định, thì đấy là dấu hiệu tốt cho thấy hiệu quả sử dụng nguồn vốn.

Đối với những doanh nghiệp lớn, có năng lực cạnh tranh cao thì chỉ số ROE có xu hướng tăng mạnh và duy trì trong nhiều năm. Tất nhiên đây sẽ là lợi thế tuyệt vời cho công ty.

Bên cạnh đó khi xem xét chỉ số ROE, bạn cũng nên so sánh nó với lãi vay ngân hàng. Cụ thể:

  • Nếu ROE < Lãi vay ngân hàng: Ở trường hợp này có thể thấy lợi nhuận tạo ra của doanh nghiệp chỉ vừa đủ để thanh toán lãi vay ngân hàng.
  • Nếu ROE > Lãi vay ngân hàng: Ở trường hợp, bạn nên đánh giá xem doanh nghiệp đã khai thác hết lợi thế cạnh tranh khi sử dụng khoản vay ngân hàng chưa. Qua đó có thể dự đoán khả năng tăng ROE trong tương lai.

Xem thêm>>Ebitda là gì? Ý nghĩa và công thức tính Ebitda

Thông qua ROE, nhà quản lý, nhà đầu tư sẽ có cái nhìn khách quan và chuẩn xác hơn về sức khỏe doanh nghiệp
Thông qua ROE, nhà quản lý, nhà đầu tư sẽ có cái nhìn khách quan và chuẩn xác hơn về sức khỏe doanh nghiệp

Công thức tính chỉ số ROE là gì?

Ta có công thức tính chỉ số ROE như sau:

ROE = (Lợi nhuận sau thuế – Vốn chủ sở hữu trung bình) x 100%

Trong đó:

  • Lợi nhuận sau thuế: Là khoản thu nhập của doanh nghiệp sau khi đã trừ đi các khoản chi phí và thuế thu nhập doanh nghiệptrong khoảng thời gian nhất định.
  • Vốn chủ sở hữu: là kết quả của tổng tài sản trừ đi nợ phải trả. Vốn chủ sở hữu thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, cổ đông (đối với công ty cổ phần) và các thành viên (đối với công ty liên doanh).

Ví dụ minh họa:

Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp B trên bảng kết quả hoạt động kinh doanh năm 2020 là 1.200.000.000đ, vốn chủ sở hữu đầu kỳ khoảng 6.000.000.000 đồng, và vốn chủ sở hữu cuối kỳ khoảng 7.000.000.000 đồng.

Ta có Vốn chủ sở hữu bình quân = (7.000.000.000 + 6.000.000.000)/2 = 7.500.000.000 đồng. Suy ra chỉ số ROE = 1.200.000.000/7.500.000.000 = 16%

Như vậy kết quả trên cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp B là 16%. Hiểu đơn giản tức là cứ một đồng vốn chủ sở hữu, doanh nghiệp sẽ thu về 0,016 đồng lợi nhuận.

Chỉ số ROE được xem là phương pháp tài chính hữu ích bởi lẽ nó giúp hạn chế tình trạng không trùng khớp giữa báo cáo thu nhập và bảng cân đối kế toán. Ngoài ra, công thức tính ROE còn mang lại hiệu quả cao khi các nhà đầu tư cần so sánh những doanh nghiệp cùng ngành. Đặc biệt là các công ty có nhiều tài sản hữu hình hơn vô hình.

Công thức tính ROE phụ thuộc vào lợi nhuận sau thuế và vốn chủ sở hữu
Công thức tính ROE phụ thuộc vào lợi nhuận sau thuế và vốn chủ sở hữu

Chỉ số ROE bao nhiêu là tốt?

Theo các chuyên gia tài chính quốc tế, chỉ số ROE cần đảm bảo đạt mức thấp nhất là 15%, mới có đủ năng lực tài chính. Tuy nhiên, khi xem xét ROE, bạn nên theo dõi chỉ số này trong nhiều năm, tối thiểu là 3 năm. Có như vậy mới đủ sức thuyết phục tình hình hoạt động của doanh nghiệp đang đạt hiệu quả và ổn định.

Ngoài ra, chỉ số ROE có thể tăng hoặc giảm trong tương lai, do đó bạn nên đưa ra phân tích thêm về chỉ số này theo 3 yếu tố: lợi nhuận biên, vòng quay tài sản và đòn bẩy tài chính (ROE = lợi nhuận biên X vòng quay tài sản X đòn bẩy tài chính).

Nếu các yếu tố đều đảm bảo tính khả quan, thì chỉ số ROE của doanh nghiệp đang được sử dụng vốn hiệu quả, có tiềm năng tăng nữa trong những năm tiếp theo. Ngược lại, nếu một trong ba yếu tố có dấu hiệu bất ổn, chỉ số ROE có khả năng giảm, kéo theo sự sụt giảm giá trị cổ phiếu.

Để tăng chỉ số ROE, công ty cần làm tăng một trong 3 yếu tố như sau:

  • Lợi nhuận biên = thu nhập sau thuế / doanh thu. Nhìn vào công thức, ta có thể thấy muốn lợi nhuận biên tăng, công ty cần làm tăng doanh thu và giảm bớt chi phí sản xuất.
  • Vòng quay tài sản = doanh thu của doanh nghiệp / tổng tài sản. Muốn tăng vòng quay tài sản, công ty cần tạo ra nhiều doanh thu hơn so với tổng tài sản hiện hữu. Ví dụ, bạn đang kinh doanh tiệm bánh ngọt, có thể bán kèm theo cơm sáng, cơm trưa hoặc thức uống để làm tăng doanh thu, trong khi chỉ cần sử dụng một tài sản chung là quán cafe.
  • Đòn bẩy tài chính = Tài sản / Vốn chủ sở hữu. Để tăng đòn bẩy tài chính, doanh nghiệp chỉ cần làm tăng Vốn chủ sở hữu.
Chỉ số ROE được xem là tốt nếu nó đạt trên 15%
Chỉ số ROE được xem là tốt nếu nó đạt trên 15%

Mối liên hệ giữa ROE và ROA

Trong công thức tính ROA và ROE, ta thấy mẫu số ở ROA là tổng số tài sản, còn mẫu số ở ROE là vốn chủ sở hữu.

Như vậy, đòn bẩy tài chính = ROE / ROA = Tổng tài sản / Vốn của chủ sở hữu

Một doanh nghiệp có tình hình hoạt động ổn định, đòn bẩy tài chính thường ở mức thấp hoặc có thể chấp nhận được. Khi xem xét đầu tư, bạn nên cân nhắc cả chỉ số tài chính ROE và ROA.

Ví dụ :

Doanh nghiệp A có ROE = 25%, ROA = 20%

Doanh nghiệp B có ROE = 30%, ROA = 10%

Trong hai doanh nghiệp trên thì rõ ràng doanh nghiệp A có sức khỏe tài chính nổi trội hơn doanh nghiệp B, cho dù chỉ số ROE ở doanh nghiệp B lớn hơn.

ROA và ROE là hai chỉ số tài chính có mối quan hệ mật thiết với nhau
ROA và ROE là hai chỉ số tài chính có mối quan hệ mật thiết với nhau

Mặt hạn chế của chỉ số ROE

  • Chỉ số ROE có thể không ổn định

Chỉ số ROE phụ thuộc vào lợi nhuận của doanh nghiệp. Trong khi lợi nhuận sẽ không bao giờ ổn định trong từng giai đoạn.

  • Chỉ số ROE tăng khi công ty mua cổ phiếu quỹ

Việc mua cổ phiếu quỹ có thể tác động đáng kể đến chỉ số ROE. Lý do rất đơn giản, đó là khi mua cổ phiếu quỹ, số lượng cổ phiếu lưu hành bị giảm kéo theo giảm vốn chủ sở hữu. Như vậy dựa vào công thức tính ROE, nếu lợi nhuận sau thuế không thay đổi, mà vốn chủ sở hữu lại giảm, sẽ làm cho ROE tăng một cách mơ hồ, thiếu chính xác.

Bài viết trên đây là những thông tin hữu ích giúp bạn nắm rõ khái niệm ROE là gì, công thức tính cũng như cách ứng dụng ROE trong phân tích đầu tư tài chính. Mong rằng qua bài viết này, bạn sẽ áp dụng thành công trong việc đánh giá sức khỏe công ty nhé.

Xem thêm>>Giải đáp cổ tức là gì? Cách chia cổ tức?

Author: Edward TashihiraChào bạn, là một nhân viên nhiều năm làm việc trong ngành tài chính - ngân hàng, mình có thể tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc từ bạn. Lắng nghe không những là thế mạnh, đưa ra giải pháp tối ưu khoản vay: lãi suất tốt, thủ tục đơn giản, quy trình nhanh gọn chính là ưu điểm của mình.

Bình luận